Bạn mừng cưới 2 chỉ vàng giá 10 triệu từ 4 năm trước, năm nay tôi đi lại đúng 10 triệu thì bị trách móc, hết cách tôi liền đưa ra 1 tờ giấy khiến họ ch:ết lặng rồi nghỉ chơi.

Bạn mừng cưới 2 chỉ vàng giá 10 triệu từ 4 năm trước, năm nay tôi đi lại đúng 10 triệu thì bị trách móc, hết cách tôi liền đưa ra 1 tờ giấy khiến họ ch:ết lặng rồi nghỉ chơi.


Trong đám cưới, việc người thân và bạn bè bỏ phong bì hoặc tặng vàng cho cô dâu, chú rể đã trở thành “luật bất thành văn”. Tuy nhiên, nên đi mừng cưới thế nào lại là chuyện khiến không ít khách mời đau đầu vì bỏ nhiều thì “đau ví” mà bỏ ít thì hơi… ngại. Và biết bao chủ đề nhận được quan tâm lớn từ cộng đồng mạng cũng nảy sinh từ đây.

Mới đây, một bài đăng của cô gái tâm sự muốn “nghỉ chơi” với bạn thân chí cốt ngay sau đám cưới thu hút nhiều chú ý Cụ thể cách đây 4 năm, trong đám cưới của cậu bạn, cô mừng anh 2 chỉ vàng với giá 8 triệu đồng, kèm theo phong bì 500 ngàn đồng để trả tiền phần ăn, ghế ngồi của mình. Cho đến gần đây cô kết hôn, cậu bạn chỉ mừng lại đúng phong bì 8 triệu đồng – số tiền tương đương giá thành 1 chỉ vàng hiện tại.
Sau đám cưới, cậu còn gửi lời nhắn mong vợ chồng cô thông cảm vì giá vàng đang quá cao nên cậu không thể mua nổi vàng để tặng lại. Chàng trai hy vọng bạn đừng vì chuyện vàng cưới mà giận dỗi, đánh mất tình cảm bao nhiêu năm qua.
Bài đăng đã dấy lên cuộc thảo luận:
Nếu được mừng cưới 2 chỉ vàng từ 4 năm trước, bây giờ nên mừng cưới thế nào mới hợp lý đây?
Ảnh minh hoạBạn tặng bao nhiêu tiền thì mình tặng lại bấy nhiêu
Trong tình huống này, nhiều người đồng tình với cách bỏ phong bì là giá thành của 2 chỉ vàng cách đây 4 năm – tức 8 triệu đồng. Bên cạnh đó, một bộ phận còn bày tỏ sự thông cảm cho việc người bạn chỉ có thể mừng lại 8 triệu đồng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ý kiến khác lại nhận định nếu là bạn thân thì hai bên không nên tính toán về giá trị mừng cưới ít hay nhiều.

– “Mình nghĩ mừng 8 triệu đồng là hợp lý rồi. Dù bạn đi có ít hơn thì sự góp mặt đã vui. Đó là chưa kể người bạn này còn mừng đúng 8 triệu, tương đương số tiền mình tặng năm đó, chứ đâu phải ít hơn?”

Mình nghĩ nếu coi nhau là bạn thân thì không nên so đo chuyện này. Tất nhiên là việc bạn mừng lại bằng đúng 2 chỉ vàng là đúng đắn nhất. Nhưng còn phải tuỳ xem hoàn cảnh của bạn như thế nào. Lỡ kinh tế của họ không được khá giả thì sao

“Họ đi bằng số tiền bạn đi ngày trước mà. Nếu họ đi lại 200 – 300 ngàn đồng thì mới đáng nói. Còn bạn đi mừng đám cưới chứ có phải mua vàng trữ đâu mà lúc họ tặng lại, bạn tính giá ngày xưa so với bây giờ. Nếu đã tính toán như thế thì lúc mừng cưới họ, bạn tặng của hồi môn ít thôi. Bởi lẽ không phải ai kết hôn xong cũng có cuộc sống tốt

“Lúc đó bạn tặng 8 triệu đồng, giờ bạn nhận 8 triệu đồng chứ có lỗ đâu. Theo mình, người bạn ấy tuy không đi lại bằng vàng nhưng vẫn ráng đi cho bằng tiền của bạn thì là ổn rồi. Đấy là chưa nói đến nguyên tắc ‘cho là tự nguyện, nhận là tuỳ tâm’. Còn nếu tính mừng vàng cưới để tính lãi thì bạn nên để vàng trong két nhà bạn. Đã mang tiếng ‘bạn thân’ thì sao không thể thông cảm cho nhau lúc người ta gặp khó khăn?”.

– “Rồi bạn đi mừng cưới hay đầu tư kiếm lời vậy. Thời điểm đó, bạn bỏ ra 8 triệu đồng mua vàng chứ có phải 16 triệu đồng đâu mà giờ bạn muốn 2 chỉ vàng – tức 16 triệu đồng? Lỡ sau khi cưới, người ta có công việc cần bán số vàng đó, quy ra tiền thì người ta cũng chỉ nhận được 8 triệu đồng. Bây giờ, người ta tặng lại bạn 2 chỉ vàng thì hoá ra là đi vay lãi à?”.

“Mừng vàng trả vàng, mừng tiền trả tiền”

Không giống với ý kiến nói trên, nhiều người chọn phương án “mừng vàng trả vàng, mừng tiền trả tiền”. Do đó, phương án tốt nhất là mừng lại cô bạn 2 chỉ vàng, bất chấp giá thành vàng cưới đang tăng hay giảm như thế nào.

– “Chịu rồi! Họ đi vàng thì trả vàng, đi tiền trả tiền. Dù vàng có tăng hay hạ thì vẫn phải trả cho người ta như vậy!”

– “Bạn đi mình 2 chỉ vàng thì dù có thất nghiệp cũng phải vay tiền đi đủ 2 chỉ vàng thôi. Mà mình thấy đám cưới luôn được thông báo trước 2-3 tháng. Do đó, cậu bạn chỉ cần chắt bóp chi tiêu, vay thêm một ít là đủ tiền mua lại rồi”.

– “Nợ gì trả nấy chứ. Mình có cậu bạn như vậy mình cũng ‘nghỉ chơi’ luôn. Đi tiền trả tiền, đi vàng trả vàng – đó là nguyên tắc cơ bản của đi đám cưới”.

– “Người ta đi vàng thì mình cũng phải trả lại bằng vàng mới đúng. Mình đi đám cưới bạn còn tính toán nên mua vàng ở đâu để bạn còn được lãi nhất”.

Ảnh minh hoạThịnh Nguyễn (26 tuổi, Hải Phòng) chia sẻ cách xử lý của mình: “Câu trả lời của mình luôn là ‘mừng vàng trả vàng, mừng tiền trả tiền’. Bạn đi bao nhiêu vàng thì mình mừng lại bấy nhiêu, có khi nhiều hơn. Vì giá cả hàng ngày còn tính toán theo lạm phát, chứ nói gì đến vàng sẽ tăng giá theo thời gian. Tuy nhiên, mình cũng nhấn mạnh rằng không nên mừng cưới quá nhiều. Không phải là do bản thân tiếc bạn mà còn phải tính toán sau này họ có thể trả lại cho mình đúng giá trị tiền mừng cưới đó hay không?”.

Một trường hợp khác, Thu Hằng (27 tuổi, TP.HCM) cũng bày tỏ cô nhất định sẽ trả cho bạn thân 2 chỉ vàng mừng cưới. Được biết, thời điểm đầu năm nay, cô đã bán hết vàng cưới để trả tiền mua nhà. Trong lễ cưới sắp tới của người thân, cô sẵn sàng mua lại vàng tặng bạn bất chấp giá trị của vàng đã tăng cao hơn so với thời điểm bán ra.

Ngoài ra, Thu Hằng cũng cho hay không phải cô dâu chú rể nào cũng mong muốn nhận lại nhiều vàng cưới hoặc phong bì có giá trị quá lớn. Do đó, Thu Hằng phần nào thông cảm được với câu chuyện của cậu bạn.

Thu Hằng bày tỏ: “Trong đám cưới của mình, có những đồng nghiệp đi ăn cưới 2-4 triệu đồng hay mừng vàng cưới. Lúc mình nhận vàng và phong bì thì vừa mừng vừa lo. Lo vì không biết tại thời điểm bạn cưới, kinh tế của mình có dư dả để trả lại tiền mừng cưới và vàng cho họ không. Ngoài ra, có những đồng nghiệp đi mừng cưới khi đã lớn tuổi, hoặc sắp chuyển công tác sang nơi khác. Do đó, mình ái ngại không biết có thời điểm nào phù hợp để ‘trả lại’ họ hay không?”.

Tạm kết

Tất nhiên, đây chỉ là một tình huống nhỏ trong vô số câu chuyện khi mùa cưới ập đến và cách giải quyết thế nào là tùy quan điểm mỗi người và độ “thân sơ” của mỗi quan hệ. Suy cho cùng, bản chất của đám cưới là ngày vui do đó trong ngày này, cả hai hãy khéo léo và tinh tế, đừng đặt nặng chuyện tiền nong nhé!