Thấy vợ hì hục rửa đống bát đĩa tới tận 10 giờ đêm, chồng tôi gọi mấy chị gái tới rồi tuyên bố thẳng: “Từ ngày mai em sẽ đưa vợ về lại thành phố. Và chuyện của anh chị, anh chị tự lo, đừng bao giờ gọi điện hỏi han tiền bạc từ em nữa. Vợ chồng em về chơi có mấy ngày, các chị lại hà::nh h::ạ vợ em ra thế này thì còn gì là tình nghĩa. Cô ấy không nói ra vì sợ mất lòng thì các chị được quyền le::o lên đ::ầu cô ấy ngồi à?”.
Tôi không muốn gây chuyện khó dễ với nhà chồng. Nhưng quả thực, mỗi lần về quê chồng là mỗi lần tôi ám ảnh đến mức sụt cân.
Lấy chồng xa bao giờ cũng có nhiều câu chuyện buồn. Bản thân tôi khi quyết định lấy anh cũng đắn đo, suy nghĩ nhiều lắm. Bởi gia đình anh ở tỉnh khác, cách nhà tôi tới 700km. Chúng tôi đã phải ngồi bàn bạc, quyết định nhiều thứ mới dám đến với nhau. Trong đó có một điều là cả hai sẽ ở riêng, không sống chung với nội ngoại để tránh những mâu thuẫn không đáng có. Mỗi năm về quê ngoại hai lần, quê nội hai lần cho đều nhau.
Nói qua về chồng tôi, anh là người có chí tiến thủ và năng lực tốt. Hiện tại anh đang làm giám đốc maketing trong một công ty có vốn đầu tư nước ngoài nên lương rất cao. Hàng tháng chúng tôi đều gửi về biếu gia đình anh 10 triệu.
Với mức sống ở quê thì số tiền ấy dư dả cho bố mẹ chồng tôi tiêu dùng. Riêng anh chị chồng có cần hỗ trợ hay vay mượn gì, chồng tôi đều sẵn sàng chi tiền. Tôi cũng không có ý kiến gì về những vấn đề tiền bạc với nhà chồng. Bởi tôi quan niệm tiền anh làm ra được thì anh cho ai là quyền của anh, miễn anh có trách nhiệm với vợ con là đủ. Thế nhưng với tôi mà nói, mỗi lần về quê chồng là một lần ám ảnh đến mức sụt kí bởi các chị chồng.
Tôi còn thấy thoải mái vì không khí ở quê trong lành hơn, lối sống cũng nhẹ nhàng và có thời gian tận hưởng cốc cà phê sáng, (Ảnh minh họa)
Mỗi lần về, tôi đều chuẩn bị quà cáp rất cẩn thận và đồng đều cho 4 người chị chồng. Thế nhưng lần nào tôi cũng bị chê bai mua đồ rẻ tiền, không xứng mác “đại gia”. Rồi mới sáng sớm, họ sẽ kéo qua nhà bố mẹ chồng xem thử tôi ngủ dậy chưa?
Nếu thấy tôi đang ngồi nhâm nhi tách cà phê trước sân nhà, trò chuyện cùng chồng, ngay lập tức họ sẽ bảo tôi là dân thành phố nên lười biếng, tiểu thư, “bà chúa”. Mẹ chồng có bênh vực thì họ sẽ nói mẹ chồng tôi “thương dâu hơn thương con”. Tôi mệt mỏi lắm nhưng phải nín nhịn vì chỉ về chơi có vài ngày, tôi không muốn mất lòng ai.
Lần này tôi về đúng ngày giỗ cụ nội. Chồng tôi bảo đặt bàn cho dịch vụ nấu ăn họ làm nhưng mẹ chồng tôi không chịu. Ở quê, mỗi người một tay giúp đỡ lẫn nhau mà lại vui vầy hơn. Vả lại mình đặt bàn, cũng sợ bị hàng xóm dị nghị
Họ giúp tôi chẳng qua cũng vì tiền chứ có chút tình nghĩa nào đâu? (Ảnh minh họa)
Thế là tôi phải đi chợ, nấu nướng, phục vụ luôn tay luôn chân cả buổi chiều tối. Tới khi mọi người ăn xong, mấy chị chồng cũng viện cớ nhà bận việc rồi về nhà hết. Một mình tôi phải chiến đấu với chén bát của mười mấy bàn tiệc. Mẹ chồng phụ tôi được vài cái rồi đau lưng nên đi nghỉ. Tôi thu dọn hết đồ ăn thừa rồi ngồi rửa chén bát ê ẩm, choáng váng cả mặt mày. Chồng tôi đưa con bé sang hàng xóm chơi, tới 10 giờ tối về vẫn thấy tôi đang kì cạch rửa bát thì giận lắm.
Anh gọi mấy chị chồng ở sát ngay vách nhà sang rồi tuyên bố thẳng: “Từ ngày mai em sẽ đưa vợ về lại thành phố. Và chuyện của anh chị, anh chị tự lo, đừng bao giờ gọi điện hỏi han tiền bạc từ em nữa. Vợ chồng em về chơi có mấy ngày, các chị lại hành hạ vợ em ra thế này thì còn gì là tình nghĩa. Cô ấy không nói ra vì sợ mất lòng thì các chị được quyền leo lên đầu cô ấy ngồi à?”.
Mấy người chị chồng nghe xong thì tái mặt đi, vội vàng lao vào giúp đỡ tôi. Nhưng thú thật, tôi thấy họ giả tạo quá. Giúp tôi chẳng qua cũng vì tiền chứ có chút tình nghĩa nào đâu? Ngày mai về lại thành phố, chồng tôi bảo sẽ đưa hết tiền để tôi bỏ ngân hàng, không dành riêng khoản nào cho gia đình nữa hết. Tôi có nên nhân cơ hội này mà giữ luôn tiền bạc của anh không? Mà sau này mỗi lần về quê tôi phải xử sự như thế nào với các anh chị chồng đây?