Con trai được nghỉ hè tôi gửi về quê nội cho bà chăm 3 tháng. Nhưng mới được 3 hôm, con trai tôi đã gọi điện đòi lên Hà Nội gấp. Lo có chuyện chẳng làng tôi bất ngờ về quê kiểm tra thì s;ốc n;ặng khi thấy mâm cơm 2 bà cháu ăn

Con trai được nghỉ hè tôi gửi về quê nội cho bà chăm 3 tháng. Nhưng mới được 3 hôm, con trai tôi đã gọi điện đòi lên Hà Nội gấp. Lo có chuyện chẳng làng tôi bất ngờ về quê kiểm tra thì s;ốc n;ặng khi thấy mâm cơm 2 bà cháu ăn

Con trai thường xuyên lấy trộm điện thoại của bà để gọi cho tôi, đòi lên thành phố ở với mẹ là tôi biết có chuyện chẳng lành với con ở quê.

Vợ chồng chúng tôi đều là công nhân làm công ăn lương nên không đủ điều kiện nuôi con ở thành phố đắt đỏ. Hậu dịch covid, dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể trụ tiếp được, tôi đành gửi con trai 5 tuổi về quê nhờ mẹ chồng chăm sóc cháu dùm. Hàng tháng vợ chồng tôi gửi về cho bà 3 triệu là tiền học và tiền ăn của con ở quê.
Tôi tính toán, mỗi tháng tiền học ở trường của con hết khoảng 700, còn lại hơn 2 triệu hai bà cháu ăn dư dả. Những khoản phụ phí khác bao gồm quần áo hay sách vở, đồ chơi thì tôi thường mua và gửi về cho con.
Con là đứa trẻ hiểu chuyện nên khoảng thời gian đầu mới về sống với bà con hợp tác lắm. Dù buồn nhưng mỗi lần điện thoại cho bố mẹ con đều nói:
– Bố mẹ cứ đi làm đi, con ở nhà với bà ngoan lắm. Mẹ mua đồ chơi gửi về cho con nhé, khi nào có tiền mẹ đón con lên ở với bố mẹ nhé.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Nghe những lời con nói tôi đau lòng lắm vì chưa thể cho con một cuộc sống như con mong muốn. Buồn biết bao nhiêu thì tôi lại càng cố gắng bấy nhiêu để tính toán mỗi tháng gửi tiền về cho bà cháu sinh hoạt dư dả và bản thân vẫn tiết kiệm thêm được chút lo cho sang năm khi con đi học tiểu học là đón bé lên thành phố sống cùng.
Thế nhưng càng về sau tôi càng phát hiện ra đứa trẻ dần không thích việc ở quê với bà nữa. Con luôn lén lút lấy điện thoại của bà để gọi lên cho mẹ, mong mẹ về thăm và đón bé lên sống cùng. Tôi đã nghĩ chắc chắn có điều chẳng lành với con nên sau nửa năm gửi con về quê tôi mới có cơ hội về thăm con mà không báo trước.
Khi tôi về đến nhà cũng là lúc trời xẩm tối, hai bà đang ngồi ăn cơm. Nhận ra mẹ về, đứa trẻ chạy ùa ra ôm chầm lấy, hít hà khen “Mẹ thơm thế, con nhớ mẹ, nhớ mùi của mẹ” nghe mà ứa nước mắt.
Thấy tôi về mẹ chồng cũng ra đón:
– Có việc gì mà về cho tốn kém ra thế con, thằng bé ở nhà với mẹ vẫn tốt mà.
– Vâng con được nghỉ ít ngày nên về thăm cháu, cũng đã nửa năm rồi con chưa về lần nào.
Tôi kéo con trai vào trong nhà và ngồi luôn xuống chỗ con và bà đang ăn cơm. Đưa mắt nhìn mâm cơm của con một lượt mà tôi ứa nước mắt: Chỉ có mấy con cá khô nhỏ kho mắm và một bát rau cải bắp luộc. Điều này khiến tôi có phần bất ngờ nhưng giữ lại trong lòng không dám lên tiếng gì, để quan sát thêm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Vì về không báo trước nên tôi cũng nói dối rằng mình ăn rồi, bà và cháu cứ ăn đi.
Tôi ở nhà thêm 2 ngày và theo dõi kĩ các bữa ăn của con trai được mẹ chồng chuẩn bị cho mới phát hiện ra sự thật rằng mẹ chồng tôi cho cháu ăn rất tằn tiện. Lúc này tôi mới hỏi chuyện mẹ:
– Mẹ ơi, bình thường hai bà cháu ở nhà cũng đều ăn các món đơn giản như cá khô kho, rau luộc, trứng hoặc tép rang thôi sao?
– Ừ, ăn vậy thôi con, người nhà quê, có vậy ăn là tốt lắm rồi.
– Sao lại có vậy là sao hả mẹ? Không phải con trách mẹ nhưng sự thật là vợ chồng con gửi về cho hai bà cháu 3 triệu mỗi tháng cơ mà. Chúng con đi làm vất vả nơi xa cũng chỉ cố gắng gửi tiền về cho hai bà cháu có được bữa ăn ngon. Cháu đang tuổi lớn, cần được chăm sóc dinh dưỡng nhiều hơn thế này mà mẹ.
– Ai nói là mẹ không cho thằng bé ăn dinh dưỡng, mỗi bữa đều có rau có thịt đó thôi. Bữa thì thịt lợn rang, bữa thì cá kho, bữa thì tép xào… Chỉ là người ta ăn con to, mình không có điều kiện ăn con nhỏ chứ sao lại nói là không có dinh dưỡng cho được?
Tiền các con gửi về mẹ cũng không tiêu cho mẹ đồng nào cả nhưng đâu phải gửi về là tiêu hết đâu. Mẹ để tiết kiệm ra kia kìa, hai bà cháu ăn loanh quanh rau trứng, con tôm con tép mẹ bắt được mỗi ngày là đủ rồi. Nếu mà cứ đòi ăn ngon thì 3 triệu hay 10 triệu các con gửi về cũng chẳng đủ.
– Không thể thế được mẹ ạ. Con về 2 ngày nay con biết, những món mà mẹ làm cho cháu thực sự rất bình thường và đạm bạc, đó là chưa kể đến việc chúng rất ít. Mỗi bữa mẹ chỉ múc ra có một chút thôi thì làm sao cháu đủ no.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thằng bé kể với con rằng nó ăn không ngon và luôn đói vào bữa tối khi ở nhà với bà. Cả ngày cháu đi học ở trường chẳng biết có được miếng ngon nào không thì ít nhất tối về với bà, con nghĩ mẹ nên bồi dưỡng cho cháu. Nếu có thiếu thì mẹ nói chúng con gửi thêm cũng được mà.
– Nếu chị đã nhiều tiền như thế thì đón nó lên thành phố mà sống để ăn ngon, mặc đẹp. Tôi muốn tiết kiệm lo cho tương lai của nó thì lại bị nói tằn tiện, kẹt sỉ. Anh chị đã nghèo rồi lại còn bày đặt đòi cho con ăn đủ dinh dưỡng.
Nói xong mẹ chồng cũng đứng dậy đi chỗ khác và không nói với tôi nữa.
Chỉ còn được ở nhà với con 1 ngày nữa mà trong đầu tôi bao suy nghĩ bộn bề. Không biết nên đón con lên thành phố để chăm sóc hay tiếp tục để con ở nhà với bà? Nếu để con ở nhà với bà mà cứ như thế này thì tôi không yên tâm, tiền thì vẫn phải gửi về mà con thì không được ăn uống đủ đầy. Nếu đón con lên thì kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, không thể để tiết kiệm được.
Tâm sự từ độc giả ngocman…
Gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc là việc mà nhiều bậc cha mẹ hiện nay lựa chọn khi không có đủ năng lực và kinh tế để nuôi con. Tuy nhiên cha mẹ nên đảm bảo rằng con được chăm sóc và nuôi dạy tốt để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Trong đó việc cung cấp cho trẻ những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết bởi nó giúp trẻ phát triển vể thể chất, tư duy và nhận thức.
Một bữa ăn đạt tiêu chuẩn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ em nên bao gồm các nhóm thực phẩm sau:
Chất đạm: Thịt nạc (thịt gà, thịt bò, thịt heo); Cá và hải sản; Đậu, hạt, và sản phẩm từ đậu (đậu phụ, đậu lăng)…
Tinh bột: Gạo, mì, bún; Khoai tây, khoai lang; Bánh mì nguyên cám…
Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, dầu hạt cải; Các loại hạt (hạt chia, hạt lanh); Bơ, quả bơ…
Rau xanh và trái cây:
Rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt)
Trái cây tươi (chuối, táo, cam, dưa hấu)
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai
Lưu ý:
– Cân bằng các nhóm thực phẩm để đảm bảo trẻ nhận đủ vitamin và khoáng chất.
– Tránh thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa.
– Cung cấp đủ nước cho trẻ trong suốt bữa ăn.
Bữa ăn nên được chế biến sao cho hấp dẫn và đa dạng, giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.